DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp mt08c ĐH GTVT TP HCM.
Để trở thành thành viên của diễn đàn xin mời bạn đăng kí.
Nếu chưa muốn đăng kí mời bạn chọn do not display again.
Chúc bạn vui vẻ với diễn đàn. Mong bạn ủng hộ. ^_^
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp mt08c ĐH GTVT TP HCM.
Để trở thành thành viên của diễn đàn xin mời bạn đăng kí.
Nếu chưa muốn đăng kí mời bạn chọn do not display again.
Chúc bạn vui vẻ với diễn đàn. Mong bạn ủng hộ. ^_^
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN LỚP MT08C


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA 2 NGUYÊN LÝ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ( 2 nguyên lý và các quan điểm

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 37
Points : 124
Reputation : 1
Join date : 24/10/2009
Age : 33
Đến từ : Nam Định

NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA 2 NGUYÊN LÝ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ( 2 nguyên lý và các quan điểm  Empty
Bài gửiTiêu đề: NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA 2 NGUYÊN LÝ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ( 2 nguyên lý và các quan điểm    NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA 2 NGUYÊN LÝ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ( 2 nguyên lý và các quan điểm  I_icon_minitimeThu Jul 21, 2011 9:41 am

Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở của 2 nguyên lý, 3 quy luật phổ biến và 6 cặp phạm trù cơ bản. Trong đó 2 nguyên lý phản ánh những nội dung khái quát nhất của phép biện chứng duy vât là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển.
3.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
3.1.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
Trong thế giới có vô vàn các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau. Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó? Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó, ta thấy có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
- Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại biệt lập tách rời, chúng không có mối liên hệ với nhau, không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Tuy vậy, trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng, các sự vật, hiện tượng có mối quan hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, song các hình thức liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hoá lẫn nhau. Chẳng hạn giới vô cơ và giới hữu cơ không có mối liên hệ gì với nhau, tồn tại độc lập không thâm nhập lẫn nhau; tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo thành xã hội đứng yên không vận động...
- Theo quan điểm duy tâm : những nhà TH duy tâm thừa nhận các sự vật, hiện tượng trong thế giới có mối lien hệ với nhau. Và cơ sở của mối lien hế đó chính là những lực lượng siêu tự nhiên, là ý niệm tuyệt đối, là cảm giác con người.
- Những người theo quan điểm của phép biện chứng duy vật : Các sự vật, hiện tượng trong thế giới vừa tồn tại độc lập, vừa có mối liên hệ với nhau. Mối liên hệ là phạm trù TH dùng để chỉ sự tác động, sự quyết định, sự ràng buộc, sự chuyển hoá tác động lẫn nhau giữa các mặt của cùng 1 sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau. Cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là ở tính thống nhất vật chất của thế giới tức là thế giới thống nhất ở tính vật chất.
Các sự vật hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng đối với sự vật, hiện tượng khác. Chúng ta chỉ có thể đánh giá sự tồn tại cũng như bản chất của một con người cụ thể thông qua mối liên hệ, sự tác động của con người đó đối với người khác, đối với xã hội và tự nhiên thông qua hoạt động của chính người ấy. Ngay tri thức của con người cũng chỉ có giá trị khi chúng được con người vận dụng vào hoạt động cải biến tự nhiên, cải biến xã hội và cải biến chính con người.
3.1.2. Các tính chất của mối liên hệ
- Tính chất khách quan : mối liên hệ tồn tại, độc lập với ý thức con người.
- Tính phổ biến : mối liên hệ ở nhiều lĩnh vực, ở nhiều hiện tượng, nhiều sự vật khác nhau : torng tư duy, kinh tế, chính trị,....
- Tính đa dạng , phong phú : nhiều mối lien hệ khác nhau, có mối lien hệ cơ bản như sau :
+ Mối liên hệ bản chất.
+ Mối liên hệ không bản chất
+ Mối liên hệ bên trong.
+ Mối liên hệ bên ngòai.
+ Mối liên hệ cơ bản.
+ Mối liên hệ không cơ bản.
+ Mối liên hệ tất nhiên.
+ Mối liên hệ ngẫu nhiên.
Thế giới có vô vàn sự vật khác nhua nên có nhiều mối lien hệ và từ đó có nhiều vai trò khác nhau. Mối liên hệ bên trong mang tính quyết dịnh, vai trò của bản chất quyết định sự vận động, phát triển.
3.2. Nguyên lý về sự phát triển
3.2.1. Khái niệm về sự phát triển
Xem xét về sự phát triển cũng có những quan điểm khác nhau, đối lập với nhau, quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng .
Quan điểm siêu hình : khẳng định rằng phát triển chỉ là sự tăng hay giảm đơn thuần về lượng, chứ không có sự thay đổi về chất. Chất của bản thân sự vật, hiện tượng không thay đổi chỉ phát triển về kích thước, chiều cao. Ví dụ như con người : phát triển chiều cao còn trí tuệ thì giữ nguyên. Sự phát triển diễn ra trong một vòng trò khép kín.
Quan điểm duy tâm : Những nhà TH duy tâm thừa nhận sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Cho rằng nguồn gốc của sự phát triển là do lực lượng siêu tự nhiên, do tinh thần tuyệt đối. Do ý thức, cảm giác con người tạo nên. Có người khác cho rằng nó còn phát triển về chất. Tuy nhiên các sự vật , hiện tượng phát triển là do lực lượng siêu tự nhiên , ý niệm tuyệt đối , do ý thức chủ quan , cảm giác con người => phát triển.
Quan điểm của phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Phép duy vật biện chứng dùng phương pháp luận biện chứng, xây dưng trên cơ sở thế giới quan duy vật. Còn Chủ nghĩa duy vật biện chứng thì dựa trên thế giới quan, những quan niệm, quan điểm của con người.
Các sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn vận động và có khuynh hướng phát triển. Phát triển là 1 phạm trù TH dùng để chỉ sự vận động, tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện về cả nội dung lẫn hình thức. Nguồn gốc của sự phát triển là nguồn gốc của sự đấu tranh, thống nhất của các mặt đối lập. Cách thức của sự phát triển là từ những biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại. Khuynh hướng của sự phát triển là phủ dịnh của phủ định.
3.2.2. Tính chất của sự phát triển
Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan : SỰ phát triển tồn tại độc lập với ý thức của con người.
Sự phát triển mang tính phổ biến vì nó tồn tại ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ trong thế giới hữu hình sự phát triển là vì cơ thể sinh vật thích nghi với đời sống => bảo toàn được nòi giống.
Ngoài tính khách quan và tính phổ biến, sự phát triển còn có tính đa dạng, phong phú. Sự phát triển có nhiều hình thức khác nhau vì tính đa dạng của thế giới nên con người không thể kểđược các sự vật, hiện tượng, mỗi sự vật hiện tượng có các đặc điểm hình thức khác nhau.
3.3. Nguyên tắc phương pháp luận rút ra từ ng uyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
 Quan điểm toàn diện :
- Cơ sở lí luận để rút ra quan điểm toàn diện là từ nguyên lí về mối liên hệ phổ biến.
- Nội dung : đòi hỏi con ngừơi khi nhận thức, đánh giá một sự vật, hiện tượng nào đó thì phải đặt nó trong mối liên hệ :
+ Trong mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố của chính bản thân sự vật đó
+ Trong mối liên hệ đó với những sự vật khác.
=> Giúp cho con người tránh được những tư tưởng “chiết trung” và “phiến diện, nguỵ biện”.
 Quan điểm phát triển :
- Cơ sở lí luận rút ra từ nguyên lí về sự phát triển.
- Đòi hỏi con người khi nhận thức sự vật , hiện tượng phải
- Đặt chúng trong sự vận động và phát triển. Xác định được , dự báo được xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai.
- Quan điểm phát triển giúp con ngừơi khắc phục những tư tưởng bảo thủ, định kiến, trì trệ.
 Quan điểm lịch sử cụ thể :
- Cơ sở : từ 2 nguyên lí của phép biện chứng duy vật là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển.
- Đòi hỏi con người khi nhận định về sự vật , hiện tượng hay trong hoạt động thực tiễn. Đặt sự vật , hiện tượng đó trong hoàn cảnh , trong điều kiện , môi trừơng sống cụ htể sinh ra sự vật đó, chi phối sự vận động , phát triển của nó.
- Giúp con người khắc phục những sai lầm như chủ quan duy ý chí, không tôn trọng nguyên tắc , khách quan.

Vận dụng:
1. Đấu tranh phê bình và tự phê bình trong tập thể, trong đảng.
Đây cũng là quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập .
- Đấu tranh phê bình và tự phê bình trong tập thể, trong đảng với mục đích là đi đến sự thống nhất.
- Đấu tranh ……trong đảng là phải góp phần thúc đẩy sự phát triển của tập thể, cá nhân phê bình được góp ý thì phải khắc phục, tiến bộ hơn.
2. Quá trình hội nhập của Việt Nam:
Hội nhập về kinh tế ở khu vực và thế giới thì quá trình hội nhập này cũng chính là quá trình thống nhất và điều kiện trong các mặt đối lập. Vấn đề này là phương pháp đấu tranh như thế nào?
- Khẳng định quá trình hội nhập là quá trình vừa đấu tranh vừa hợp tác. Đấu tranh để cạnh tranh còn hợp tác để tăng cường năng lực cạnh tranh.
- Chỉ trên cơ sở xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ chứng ta mới thể chủ động hội nhập quốc tế và không phụ thuộc vào các nước lớn. Ngược lại nếu không chủ động hội nhập quốc tế thì không thể xây dựng 1 nền kinh tế độc lập tự chủ.
Câu hỏi vận dụng : “ Khi nhận thức nhân cách con ngừơi cần có những nguyên tắc phương pháp luận nào cho đúng đắn ( tài, đức ) dựa vào tri thức, quan điểm TH nào?” . Gợi ý :
• Quan điểm toàn diện : nhìn nhận toàn diện mọi mặt, so sánh đối chiếu.
• Trong trang thái vận động phát triển : ngày xưa và hiện tại.
Về Đầu Trang Go down
https://mt08c.forum-viet.com
 
NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA 2 NGUYÊN LÝ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ( 2 nguyên lý và các quan điểm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA Ý THỨC VÀ VẬT CHẤT : ( ý nghĩa phương pháp luận)
» 1 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SỔ TAY QUẢN LÝ AN TOÀN
» CÂU 3 : SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
» 2. Quản lý dầu mỡ
» Quản lý hoạt động của thiết bị

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C  :: Mục học tập :: Nguyên lý Mac-Tư tưởng Bác Hồ-
Chuyển đến