DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp mt08c ĐH GTVT TP HCM.
Để trở thành thành viên của diễn đàn xin mời bạn đăng kí.
Nếu chưa muốn đăng kí mời bạn chọn do not display again.
Chúc bạn vui vẻ với diễn đàn. Mong bạn ủng hộ. ^_^
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp mt08c ĐH GTVT TP HCM.
Để trở thành thành viên của diễn đàn xin mời bạn đăng kí.
Nếu chưa muốn đăng kí mời bạn chọn do not display again.
Chúc bạn vui vẻ với diễn đàn. Mong bạn ủng hộ. ^_^
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN LỚP MT08C


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 1 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SỔ TAY QUẢN LÝ AN TOÀN

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 37
Points : 124
Reputation : 1
Join date : 24/10/2009
Age : 33
Đến từ : Nam Định

1	QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SỔ TAY QUẢN LÝ AN TOÀN  Empty
Bài gửiTiêu đề: 1 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SỔ TAY QUẢN LÝ AN TOÀN    1	QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SỔ TAY QUẢN LÝ AN TOÀN  I_icon_minitimeThu Dec 30, 2010 2:00 pm

1 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SỔ TAY QUẢN LÝ AN TOÀN
1.1 Mục đích
Mục đích của cuốn sổ tay này là để mô tả Hệ thống Quản lý An toàn của Công ty,
Hệ thống Quản lý An toàn của Công ty đảm bảo:
• Phù hợp với bộ luật ISM
• Tuân thủ các quy phạm và quy định bắt buộc, và
• Lưu ý tới các bộ luật, các hướng dẫn và các tiêu chuẩn bắt buộc.
Sổ tay này là tài liệu để không những mô tả HTQLAT mà còn đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu của Hệ thống Quản lý An toàn của Công ty
Nội dung của cuốn Sổ tay này trình bày một cách tổng quát Chính sách của Công ty về lĩnh vực an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm. Đặc biệt cuốn sổ tay này rất hữu ích đối với các cấp như Thuyền trưởng, các sỹ quan, các thuyền viên các các cán bộ quản lý của Công ty.
Sổ tay này là tài sản riêng của Công ty. Do vậy không được phép sao chụp hoặc chuyển giao cho người không có thẩm quyền nếu không được phép của Giám đốc Công ty.
1.2 Áp dụng
Các sổ tay Hệ thống Quản lý An toàn này áp dụng tất cả các yêu cầu của Bộ luật ISM Code đối với Cơ quan cũng như tất cả các tàu của Công ty
1.3 Tài liệu liên quan
Sổ tay Quy trình hoạt động của Cơ quan(SOPM)
Kế hoạch ứng cứu của Cơ quan đối với sự cố (HOCP)
Sổ tay Quy trình hoạt động của tàu (SOPM)
Kế hoạch ứng phó sự cố dưới tàu (SCP)
Kế hoạch ứng phó sự cố ô nhiễm dầu trên tàu (SOPEP)
Sổ tay huấn luyện theo SOLAS (STM)
Hệ thống kế hoạc bảo dưỡng (PMS)
(*) SOLAS, MARPOL, COLREG, STCW, ILO Convention, Hướng dẫn của ISF…
Bộ luật hàng hải Việt nam
Điều lệ chức trách Thuyền viên trên các tàu biển Việt nam.
1.4 Các định nghĩa
1.4.1 Bằng chứng khách quan (Objective evidence)
Là các thông tin, các biên bản hoặc các bản khai mang tính định lượng hoặc định tính có liên quan đến an toàn hoặc sự tồn tại và thực hiện một yếu tố của Hệ thống Quản lý An toàn dựa trên việc quan sát, đo đạc hoặc thử nghiệm và có thể kiểm tra xác nhận được.
1.4.2 Bộ luật Quản lý an toàn Quốc tế (ISM Code)
Bộ luật Quản lý an toàn Quốc tế là bộ luật quốc tế về hoạt động an toàn của tàu và ngăn ngừa ô nhiễm đã được Đại hội đồng thông qua trong Nghị quyết A741(18), và có thể được Tổ chức Hàng hải Quốc tế sửa đổi
1.4.3 Chính quyền hành chính (Administration)
Chính quyền hành chính là Chính phủ của Quốc gia mà tàu treo cờ
1.4.4 Công ty (Company)
Công ty đề cập trong STQLAT là Công ty (Company) như đã được xác định trong bộ luật ISM. Công ty ABC là người quản lý tất cả các tàu thuộc sự quản lý khai thác của Công ty.
1.4.5 Cơ quan (Head Office)
Là một cụm từ dùng để chỉ Trụ sở chính mà ở đó có các cá nhân và các tổ chức Ban, Phòng, Trạm, Đội có trách nhiệm điều hành và duy trì sự hoạt động của Hệ thống Quản lý An toàn của Công ty
1.4.6 Đánh giá Quản lý An toàn Nội bộ (Internal Safety Management Audit)
Là quá trình kiểm tra xác nhận một cách độc lập và có hệ thống được tiến hành bởi Công ty như là một phần chức năng quản lý của công ty để xác định xem các hoạt động của Hệ thống Quản lý An toàn và các kết quả liên quan có phù hợp với Bộ luật ISM hay không
1.4.7 Giấy chứng nhận phù hợp (Document Of Comliance-DOC)
Là giấy chứng nhận được cấp cho Công ty tuân thủ các yêu cầu của bộ luật Quản lý An toàn Quốc tế.
1.4.8 Giấy chứng nhận quản lý an toàn Quốc tế (Safety Management Certificate-SMC)
Là giấy được cấp cho tàu và công nhận rằng Công ty và công tác quản lý tàu của Công ty tuân thủ theo hệ thống quản lý an toàn đã được duyệt
1.4.9 Hệ thống quản lý an toàn (Safety Management System-SMS)
Là hệ thống được cấu trúc và lập thành văn bản bảo đảm nhân viên của Công ty thực hiện một cách có hiệu quả chính sách an toàn và bảo vệ môi trường của Công ty
1.4.10 Kê hoạch ứng cứu của Cơ quan đối với sự cố
(Head Office Contigency Plan-HOCP)
Được dùng trên Công ty và gọi tắt là HOCP
1.4.11 Kế hoạch ứng phó sự cố dưới tàu (Ship board Contigency Plan-SCP)
Được dùng dưới tàu và gọi tắt là SCP
1.4.12 Kiểm tra xác nhận (Verify)
Nghĩa là điều tra và xác nhận một việc hoặc một hoạt động phù hợp với yêu cầu đã quy định
1.4.13 Người phụ trách (Designated Person-DP)
Là một hoặc một số người của Công ty có quyền liên hệ với cấp quản lý cao nhất của Công ty để đảm bảo khai thác an toàn của tàu và duy trì mối liên hệ giữa Công ty với mỗi tàu. Người phụ trách (DP) có trách nhiệm và quyền hạn theo dõi, thúc đẩy việc thực hiện và duy trì Hệ thống Quản lý An toàn SMS
1.4.14 Những hoạt động chủ chốt trên tàu (Key Shipboard Operation)
Xét trong phạm vi an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm, những hoạt động chủ yếu trên tàu là :
 tất cả những hoạt động mà quy phạm và quy định yêu cầu bắt buộc phải thực hiện theo kế hoạch, quy trình, hướng dẫn, biên bản và danh mục kiểm tra.
 những hoạt động có thể ảnh hưởng tới an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm mà Công ty đưa ra để áp dụng cho một loại tàu đặc biệt nào đó.
 những hoạt động do IMO, chính quyền hành chính, cơ quan đăng kiểm và các tổ chức kinh doanh hàng hải khác đưa ra để áp dụng cho việc tác nghiệp an toàn trên tàu và cho môi trường làm việc an toàn
 những hoạt động mà Công ty cho rằng nếu không thực hiện theo các kế hoạch hoặc hướng dẫn thì có thể gây ra sự cố nguy hiểm
1.4.15 Quy trình (Procedures)
Là văn bản được Công ty ban hành để chỉ ra cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hay Quy trình liên quan tới an toàn và bảo vệ môi trường của tàu và của Cơ quan.
1.4.16 Sổ tay quản lý an toàn (Safety Management Manual-SMM)
Sổ tay quản lý an toàn-SMM là một tài liệu được dùng để mô tả Hệ thống Quản lý An toàn của Công ty
1.4.17 Sổ tay quy trình hoạt động của Cơ quan(Head Office Operation Procedure Manual-HOPM)
Được dùng trên cơ quan và gọi tắt là HOPM
1.4.18 Sổ tay Quy trình Hoạt động của tàu (Shipboard Operation Manual-SOPM)
Được dùng ở duới tàu và được goi tắt là SOPM
1.4.19 Sự cố (Incident)
Là một tình huống bất ngờ có thể dẫn dến tai nạn
1.4.20 Sự cố nguy hiểm (Hazadous Occurrence)
Là một tình huống có thể dẫn đến một tai nạn hoặc một sự cố ô nhiễm, đôi khi được gọi là cận kề nguy hiểm-near miss
1.4.21 Sự không phù hợp (Non Conformity)
Là một chứng cứ mà có bằng chứng khách quan chỉ ra việc không đáp ứng một yêu cầu cụ thể của bộ luật ISM.
1.4.22 Sự không phù hợp nghiêm trọng (Major Non-Conformity)
Là một sự không phù hợp có thể gây ra mối đe doạ nghiêm trọng cho an toàn của người hay tàu hoặc mối nguy hiểm nghiêm trọng cho môi trường và đòi hỏi có hành động khắc phục ngay lập tức. Ngoài ra, việc thực hiện thiếu hiệu lực và không có hệ thống các yêu cầu của bộ luật ISM cũng được coi là sự không phù hợp nghiêm trọng
1.4.23 Sự không phù hợp trong bảo dưỡng (Maintenance Non-Conformity)
Là sự cố kỹ thuật như hỏng hóc (Failure). hư hỏng (damage), khuyết tật (defect), trục trặc (malfunction) liên quan tới tàu và trang thiết bị…
1.4.24 Sự làm quen (Familialization)
Là quá trình cho phép một người mới xuống tàu lần đầu tiên, hợc được chuyển xuống nhận công tác mới được làm quen với tàu và các hoạt động của các máy móc, hệ thống và thiết bị của tàu.
1.4.25 Tai nạn (Accident)
Là một sự cố gây tổn thương hoặc thiệt hại đến sinh mạng, con tàu, hàng hoá của tàu, hoặc môi trường
1.4.26 Tổ chức (Organization)
Là tổ chức hàng hải Quốc tế-IMO
2 Công ty
2.1 Trụ sở chính
 Công ty ABC
 Địa chỉ :
 Điện thoại :
 Fax:
 Email:
2.2 Các Văn phòng đại diện
2.2.1 VP đại diện tại:
2.2.2 VP đại diện tại:
3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN
3.1 Mục tiêu của Hệ thống Quản lý An toàn
 Tạo ra sự an toàn thực sự trong khai thác tàu và môi trường làm việc
 Xác lập chế độ an toàn chống mọi rủi ro
 Không ngừng hoàn thiện kỹ năng quản lý an toàn của mọi người ở trên bờ cũng như ở dưới tàu bao gồm cả việc sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp đối với cả an toàn lẫn bảo vệ môi trường
Hệ thống quản lý an toàn bảo đảm
 Phù hợp với bộ luật ISM
 Tuân thủ theo các quy định và các luật lệ bắt buộc, và
 Lưu tâm tới các Bộ luật, các hướng dẫn và các tiêu chuẩn thích hợp được khuyến nghị bởi tổ chức Hàng hải Quốc tế, các Chính quyền hành chính, các Cơ quan Đăng kiểm và các tổ chức kinh doanh Hàng hải.
3.2 Áp dụng
Hệ thống Quản lý An toàn của Công ty được áp dụng đối với các loại tàu do Công ty quản lý:
 Tàu chở xô hàng khô
 Các loại tàu hàng khác
3.3 Các yêu cầu chức năng
Hệ thống Quản lý An toàn của Công ty thực hiện và duy trì các yêu cầu, chức năng sau đây:
 Một chính sách an toàn và bảo vệ môi trường;
 Các hướng dẫn và các quy trình để đảm bảo khai thác an toàn các tàu và bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật quốc tế và quốc gia mà tàu mang cờ có liên quan;
 Phân cấp quyền hạn và xác định tuyến thông tin liên lạc giữa , và trong những người trên bờ và dưới tàu
 Các quy trình báo cáo tai nạn và sự không phù hợp với các điều khoản của Bộ luật ISM
 Các quy trình sẵn sàng ứng phó và ứng cứu với các tình huống khẩn cấp , và
 Các quy trình đánh giá nội bộ và soát xét quản lý công tác quản lý an toàn.
3.4 Chính sách an toàn và bảo vệ môi trường
Sổ tay Quản lý an toàn này trình bày Hệ thống Quản lý An toàn của Công ty trong việc khai thác an toàn tàu và phòng chống ô nhiễm
3.5 Quy trình và hướng dẫn
Khái niệm chung
Phải có một quá trình hệ thống để xác định rõ những vấn đề sau đây:
 Các hệ thống trang thiết bị và kỹ thuật
 Các hoạt động chủ chốt của tàu
 Các rủi ro và nguy hiểm
Xem các Quy trình :
 HOPM-03-01 Công tác xác định
 SOPM-03-01 Công tác xác định
Phải xác định lĩnh vực cần được kiểm tra để giảm các rủi ro và ngăn ngừa sự cố nguy hiểm
Phải làm rõ các nhiệm vụ có liên quan và giao người có năng lực thực hiện
Công tác phân tích xác định
a/ Đối với các kế hoạch và hướng dẫn, Bộ luật ISM yêu cầu:
 Xác lập biện pháp an toàn chống mọi rủi ro và được chỉ ra
 Xác định những Hướng dẫn cần thiết phải được phổ biến trước khi tàu chạy (6.3)
SOPM-04-03 Thay đổi thuyền viên
b/ Đối với công tác đào tạo, Bộ luật ISM yêu cầu:
 Xác định việc đào tạo , Huấn luyện (6.4)
HOPM-04-04 Đào tạo thuyền viên
HOPM-04-05 Đào tạo nhân viên trên bờ
SOPM 04-01 Nhu cầu đào tạo
c/ Đối với các tình huống khẩn cấp, Bộ luật ISM yêu cầu :
 Xác định tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trên tàu (8.1)
HOPM-09-09 Ứng cứu tình huống khẩn cấp
Kế hoạch ứng cứu của cơ quan đối với sự cố (HOCP)
Kế hoạch ứng phó sự cố của tàu (SCP)
d/ Đối với việc bảo dưỡng, sửa chữa, Bộ luật ISM yêu cầu :
 Xác định hệ thống trang thiết bị và hệ thống kỹ thuật mà việc hỏng đột xuất của chúng có thể gây nên tình huống nguy hiểm (10.3)
HOPM-09-07 Hỗ trợ về bảo dưỡng
SOPM-10-01 Hệ thống bảo dưỡng
3.6 Phân cấp quyền hạn và xác định tuyến thông tin liên lạc
Sơ đồ mối quan hệ và nhiệm vụ của mỗi cán bộ quản lý, thực thi và kiểm tra xác nhận công việc liên quan tới các hoạt động về an toàn và phòng chống ô nhiễm cho từng khu vực, trên bờ và dưới tàu được trình bày trong các quy trình sau :
HOPM-01-03 GE Thông tin liên lạc
SOPM-01-03 GE Thông tin liên lạc
3.7 Quy trình về báo cáo tai nạn và sự không phù hợp
Phải triển khai các quy trình đối với việc báo cáo, lập biên bản và phân tích sự không phù hợp, các tai nạn và các sự cố nguy hiểm. Mục đích của các quy trình báo cáo là nhằm cải tiến hệ thống thông qua việc tiến hành những hành động khắc phục hoặc hành động ngăn ngừa. Để đảm bảo tính hiệu lực của hệ thống, chúng ta phải phân tích những tai nạn đã được báo cáo. Xem các quy trình:
SOPM-02-02 Báo cáo và phân tích về sự không phù hợp trong bảo dưỡng
SOPM-02-01 Báo cáo và phân tích sự không phù hợp, tai nạn và sự cố nguy hiểm
HOPM-07-02 Soát xét công tác quản lý an toàn.
3.8 Quy trình sẵn sàng ứng cứu các tình huống khẩn cấp
Phải triển khai các quy trình để đối phó với các tình huống khẩn cấp được xác định ở trên bờ và dưới tàu theo sự hoạt động của từng loại tàu. Các quy trình này bao gồm nhiệm vụ và trách nhiệm của mọi thuyền viên ở trên tàu cũng như những người ở trên bờ và phương thức thông tin liên lạc phải lập sẵn một cách chi tiết.
Các quy trình này được soạn thảo trong tài liệu:
Kế hoạch ứng phó sự cố của tàu (SCP)
Kế hoạch ứng cứu của Cơ quan đối với sự cố (HOCP)
3.9 Quy trình đánh giá nội bộ và soát xét công tác quản lý an toàn:
Phải triển khai các quy trình đối với việc đánh giá nội bộ ở dưới tàu cũng như ở trên bờ để chứng minh được hoạt động có hiệu quả và việc thực thi liên tục Hệ thống Quản lý An toàn . Xem Quy trình:
HOPM-07-01 Đánh giá nội bộ
Phải triển khai các quy trình để đảm bảo rằng Lãnh đạo cao nhất nhận thức được mọi khía cạnh liên quan đến vấn đề an toàn và các hoạt động phòng chống ô nhiễm. Xem quy trình :
HOPM-07-02 Soát xét công tác quản lý an toàn.
Về Đầu Trang Go down
https://mt08c.forum-viet.com
 
1 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SỔ TAY QUẢN LÝ AN TOÀN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA Ý THỨC VÀ VẬT CHẤT : ( ý nghĩa phương pháp luận)
» NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA 2 NGUYÊN LÝ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ( 2 nguyên lý và các quan điểm
» 2. Quản lý dầu mỡ
» Quản lý hoạt động của thiết bị

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C  :: Mục học tập :: Những môn đại cương-
Chuyển đến