DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp mt08c ĐH GTVT TP HCM.
Để trở thành thành viên của diễn đàn xin mời bạn đăng kí.
Nếu chưa muốn đăng kí mời bạn chọn do not display again.
Chúc bạn vui vẻ với diễn đàn. Mong bạn ủng hộ. ^_^
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp mt08c ĐH GTVT TP HCM.
Để trở thành thành viên của diễn đàn xin mời bạn đăng kí.
Nếu chưa muốn đăng kí mời bạn chọn do not display again.
Chúc bạn vui vẻ với diễn đàn. Mong bạn ủng hộ. ^_^
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN LỚP MT08C


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 phục vụ đăng kiểm

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 37
Points : 124
Reputation : 1
Join date : 24/10/2009
Age : 33
Đến từ : Nam Định

phục vụ đăng kiểm Empty
Bài gửiTiêu đề: phục vụ đăng kiểm   phục vụ đăng kiểm I_icon_minitimeThu Dec 30, 2010 9:10 pm

1. mục đích
Mục đích của quy trình này hướng dẫn các chuyên viên kỹ thuật, Thuyền trưởng, Máy trưởng về công việc chuẩn bị trước khi tiến hành việc kiểm tra của đăng kiểm
2. phạm vi áp dụng
Quy trình này áp dụng đối các chuyên viên phòng kỹ thuật và các tàu trong Công ty.
3. Tham khảo
HOP-09-01-AT: Hỗ trợ về quản lý An toàn
HOP-10-01-KT: Hỗ trợ về Kỹ thuật
HOP-10-02-KT: Hỗ trợ về Kiểm tra theo dõi
SOP-10-04-GE: Bảo quản Bảo dư¬ỡng và sửa chữa
4. Trách nhiệm và quyền hạn
• Chuyên viên kỹ thuật, Thuyền trưởng chịu trách nhiệm tiến hành công tác chuẩn bị trước khi Kiểm tra.
• Máy trưởng và Đại phó chịu trách nhiệm thực hiện công tác chuẩn bị để Kiểm tra.
5. Qui trình
5.1 Khái quát
5.1.1 Trưởng phòng Kỹ thuật có trách nhiệm thường xuyên rà soát Danh mục kiểm tra của Đăng kiểm. Bản sao Hạng mục Kiểm tra phải gửi cho các Tàu để Thuyền trưởng và Máy trưởng lập kế hoạch phục vụ Kiểm tra
Trưởng phòng Kỹ thuật có trách nhiệm đảm bảo rằng các Giấy Chứng nhận Đăng kiểm còn hiệu lực phải có sẵn trên các Tàu.
Chuyên viên kỹ thuật phải kiểm tra tình trạng hiện tại của các Giấy Chứng nhận và Biên bản Kiểm tra Đăng kiểm dựa vào Báo cáo do Tàu gửi về.
Chuyên viên kỹ thuật phải đảm bảo rằng những Tàu do mình phụ trách luôn tuân thủ các điều khoản của Đăng kiểm và các Giấy Chứng nhận Đăng kiểm còn hiệu lực luôn có sẵn trên Tàu.
Trưởng phòng Kỹ thuật có trách nhiệm thu xếp mọi cuộc kiểm tra liên quan tới Đăng kiểm và đảm bảo rằng các sai sót được phát hiện trong các cuộc kiểm tra này phải được khắc phục.
Khi lập kế hoạch kiểm tra có thể tham khảo ý kiến của Đăng kiểm.
5.1.2 Trưởng Phòng Kỹ thuật, Chuyên viên phụ trách tàu phải xác định rõ các yêu cầu của mỗi loại Kiểm tra và thông báo cho tàu. Trong trường hợp thấy cần thiết thì Trưởng Phòng Kỹ thuật cần cử Chuyên viên phụ trách tàu lên tàu để chỉ đạo các vấn đề liên quan đến Kiểm tra.
5.1.3 Thuyền trưởng hàng tháng phải cập nhật thời hạn của giấy chứng nhận của tàu và các kỳ hạn của các loại hình Đăng kiểm theo " Status certificates survey" Sop-10-03-GE-01 qua đó chỉ đạo các bộ phận chuẩn bị và phối hợp với Phòng Kỹ thuật, Chuyên viên phụ trách tàu tiến hành thực hiện việc phục vụ kiểm tra Đăng kiểm.

5.1.4 Công tác Kiểm tra được phân nhóm như¬ sau:
(a) Kiểm tra hàng năm:
• Kiểm tra phân cấp hàng năm.
• Kiểm tra mạn khô hàng năm.
• Kiểm tra thiết bị làm hàng hàng năm.
• Kiểm tra hàng năm bắt buộc - Cấu trúc An toàn.
• Kiểm tra hàng năm bắt buộc - Thiết bị An toàn.
(b) Kiểm tra Trung gian:
• Kiểm tra phân cấp Trung gian.
• Kiểm tra Trung gian thiết bị Phòng chống ô nhiễm dầu - IOPP.
• Kiểm tra Trung gian Giấy chứng nhận Quản lý An toàn SMC.
(c) Kiểm tra Đặc biệt:
• Kiểm tra phân cấp đặc biệt.
• Kiểm tra thiết bị làm hàng theo chu kỳ bốn năm.
(d) Kiểm tra định kỳ các Giấy chứng nhận:
• Kiểm tra định kỳ GCN mạn khô quốc tế.
• Kiểm tra định kỳ GCN Cấu trúc An toàn.
• Kiểm tra định kỳ GCN Phòng chống ô nhiễm dầu.
• Kiểm tra định kỳ GCN Quản lý an toàn.
• Kiểm tra định kỳ GCN Thiết bị An toàn.
• Kiểm tra định kỳ GCN An toàn Vô tuyến điện.
• Kiểm tra định kỳ chất lượng bình CO2.
• Kiểm tra định kỳ GCN phao bè
(e) Các loại Kiểm tra khác :
• Kiểm tra Nồi hơi.
• Kiểm tra Máy liên tục.
• Kiểm tra lên đà
• Kiểm tra rút trục chân vịt.
• Kiểm tra bất thường:
- Kiểm tra hư hỏng, kiểm tra và hoặc sửa chữa
- Kiểm tra để làm rõ các khuyến nghị đáng chú ý.
5.2 Chuẩn bị cho công tác Kiểm tra hàng năm
5.2.1 Thuyền trưởng phải kiểm tra kỳ hạn của các hạng mục đã liệt kê trong biểu mẫu "Status of certificates & survey" - sop-10-03-GE-01 chỉ ra được các hạng mục cần phải thực hiện để chuẩn bị cho việc kiểm tra Đăng kiểm.
5.2.2 Đối với Kiểm tra bắt buộc hàng năm về thiết bị an toàn, Thuyền trưởng chỉ đạo cho các bộ phận Boong Máy phải kiểm tra và BQBD không những theo các hạng mục đã liệt kê trong biểu mẫu "Sổ BQBD các thiết bị cứu sinh" SOP-10-02-GE-06, "Sổ BQBD các thiết bị cứu hoả" SOP-10-02-GE-05, mà cả những hạng mục trong nhóm Trang thiết bị an toàn (Safety Equipment) có trong sổ theo dõi BQBD của boong, máy: SOP-10-04-GE-09D, SOP-10-04-GE-09E.
5.3 Công tác chuẩn bị cho Kiểm tra trung gian
5.3.1 Đối với Kiểm tra phân cấp trung gian: Việc kiểm tra bên trong một số két, và một số công việc đo đạc có thể được yêu cầu, Trưởng Phòng Kỹ thuật phải đưa ra các hướng dẫn cho công tác chuẩn bị cho việc kiểm tra két. Ngoài ra các hạng mục liệt kê trong biểu mẫu "Status of certificates & survey" SOP-10-03-GE-01 theo yêu cầu phải được kiểm tra và bảo dưỡng trước.
5.3.2 Đối với việc Kiểm tra trung gian Thiết bị phòng chống ô nhiễm dầu - IOPP, thì thiết bị phân ly dầu theo yêu cầu phải được kiểm tra và bảo dưỡng trước, đặc biệt là hệ thống kiểm soát và theo dõi việc thải nước bẩn. "Sổ Nhật Ký Dầu" trên tàu phải được kiểm tra và xác nhận nếu việc ghi nhật ký hợp lý và Sổ Nhật ký này được ghi chép kịp thời.
5.4 Công tác chuẩn bị cho Kiểm tra đặc biệt
5.4.1 Để tiến hành Kiểm tra đặc biệt phần vỏ tàu, một số lượng lớn các két theo yêu cầu phải được kiểm tra bên trong và thử độ kín nước và kín dầu. Vì vậy lượng nhiên liệu tối thiểu được giữ lại trong két phải ở mức hợp lý, Trưởng phòng Kỹ thuật phải phối hợp với phòng Khai thác, phòng Vật tư để duy trì lượng nhiên liệu tối thiểu đó và chỉ rõ nhiên liệu được giữ lại phải chuyển vào két nào, nếu cần thiết, phải cho phép kiểm tra và tiến hành thử. Bên cạnh đó, vì một số lượng lớn cấu trúc chẳng hạn như¬ công giang và lá thép phải được đo, công việc làm sạch một số hầm hàng phải được tiến hành.
5.4.2 Đối với việc Kiểm tra Thiết bị làm hàng theo chu kỳ bốn năm, một số thiết bị phải được tháo kiểm tra và thử.
5.5 Công tác chuẩn bị cho Kiểm tra Gia hạn Giấy chứng nhận
Chuyên viên Kỹ thuật có trách nhiệm đảm bảo rằng những giấy chứng nhận sau đây phải luôn có hiệu lực:
• Trạm CO2
• Thiết bị chữa cháy bằng bọt (nếu có).
• Giấy Chứng nhận thiết bị làm hàng.
• Giấy Chứng nhận Dung tích.
• Giấy Chứng nhận Trọng tải.
• Các Giấy Chứng nhận thử Thiết bị.
• Các Giấy Chứng nhận Phao bè.
• Các Giấy Chứng nhận khác.
Chuyên viên kỹ thuật phải đảm bảo gửi các Giấy Chứng nhận hoặc bản sao của các Giấy Chứng nhận trên cho Tàu càng sớm càng tốt.
Ngoài ra trong công tác chuẩn bị cho việc kiểm tra gia hạn giấy chứng nhận Chuyên viên kỹ thuật và Thuyền Trưởng phải chú ý tới một số vấn đề sau
5.5.1 Đối với các Giấy chứng nhận mạn khô, Cấu trúc tàu, và phòng chống ô nhiễm dầu IOPP thì các yêu cầu chuẩn bị gia hạn giấy chứng nhận giống như¬¬ các yêu cầu được qui định tiến hành Kiểm tra phân cấp đặc biệt.
5.5.2 Đối với Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị, phải kiểm tra chi tiết theo "Sổ BQBD các thiết bị cứu sinh" SOP-10-02-GE-06, "Sổ BQBD các thiết bị cứu hoả" SOP-10-02-GE-05, và những hạng mục là đối tượng kiểm tra thì phải thử trước một cách phù hợp. Các Biên bản kiểm tra trước đây phải đư¬a ra tham khảo khi tiến hành Kiểm tra.
5.5.3 Đối với Giấy chứng nhận an toàn Vô tuyến điện, toàn bộ các thiết bị vô tuyến điện theo yêu cầu phải được kiểm tra và hiệu chỉnh trước. Đặc biệt, độ cong của thiết bị dò tìm phư¬ơng vị D/F phải được đo và lập thành biên bản.
5.5.4 Việc kiểm tra chất lượng bình CO2 và việc tái Kiểm tra phao bè vẫn do đại lý được uỷ quyền tiến hành bình thư¬ờng theo sự uỷ quyền của chủ tàu.
5.6 Công tác chuẩn bị cho các loại Kiểm tra khác
5.6.1 Đối với Kiểm tra nồi hơi: Việc kiểm tra bên trong và bên ngoài nồi hơi, kiểm tra khung giá của nồi hơi, và thử van an toàn phải được tiến hành. Máy trưởng phải liên hệ với Chuyên viên kỹ thuật để tính toán thời gian hợp lý cho việc xả nước và làm nguội nồi hơi nhằm phục vụ cho việc kiểm tra được thuận lợi.
5.6.2 Đối với Kiểm tra liên tục máy: Các dụng cụ chuyên dùng phải được kiểm tra và chuẩn bị trước. Máy trưởng phải chuẩn bị đầy đủ các biên bản về BQBD, sửa chữa, kiểm tra của các thiết bị phải kiểm tra liên tục; Nồi hơi, Hệ trục, Các thiết bị phụ... để trình Đăng kiểm nếu được yêu cầu.
5.6.3 Đối với việc chuẩn bị cho tàu vào đà: Phải theo quy trình HOP-10-05-KT
5.6.4 Đối với việc Kiểm tra rút trục chân vịt: Thông thường khi rút trục chân vịt dầu bôi trơn ở trong ống bao trục chân vịt phải xả ra và thay mới. Máy trưởng phải chuẩn bị sẵn nhật ký tiêu thụ LO trục chân vịt, Kết quả phân tích mẫu LO trục chân vịt và số liệu đo độ sụt trục chân vịt kỳ trước. Để phục vụ cho việc rút trục chân vịt được thuận lợi trước khi rút phải kiểm tra dụng cụ chuyên dùng và phụ tùng thay thế có đủ và phù hợp hay không
5.6.5 Trưởng Phòng kỹ thuật phải đưa ra các hưỡng dẫn cho Thuyền trưởng trong trường hợp có Kiểm tra bất thường. Trong trường hợp Kiểm tra hư hỏng là hậu quả của tai nạn hoặc rủi ro, các hạng mục trong biểu mẫu "Báo cáo tai nạn và rủi ro" SOP-02-01-GE-04 phải được thảo luận và khẳng định trước, và một bản kháng nghị hàng hải liên quan tới việc đó phải được chuẩn bị.
6. Các biểu mẫu báo cáo và biên bản.
Thuyền trưởng và Máy trưởng phải ghi biên bản công việc chuẩn bị chính và những việc Kiểm tra đã làm vào sổ nhật ký boong, máy theo từng bộ phận cho phù hợp đồng thời cập nhật vào biểu mẫu:
"Status of certificates & survey" sop-10-03-GE-01

Về Đầu Trang Go down
https://mt08c.forum-viet.com
 
phục vụ đăng kiểm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C  :: Mục học tập :: Những môn đại cương-
Chuyển đến